Mọi người đều biết Windows 10 có nhiều phiên bản khác nhau phù hợp với từng nhóm người dùng khác. Từng phiên bản riêng biệt của Windows có những tính năng giống hay khác nhau là do ứng với từng bản mà Microsoft cắt giảm các tính để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của mỗi nhóm người dùng. Đó là lí do tại sao một số phần mềm khi bạn cài đặt trên một máy Windows này chạy được bình thường, trên một máy khác lại báo lỗi do thiếu một tính năng, thuộc tính gì đó. Để giải quyết vấn đề bạn buộc phải chuyển đổi phiên bản Windows qua những phiên bản khác cao hơn, có đầy đủ tính năng hơn. Hôm nay,  mình sẽ sơ lược khái quát  so sánh các bạn từng phiên bản Windows - cụ thể là Windows 10. Từ đó, để bạn nắm được sự khác nhau của từng cái.





Ở hệ điều hành Windows 10 của Microsoft hiện tại dành cho người dùng phổ thông được chia thành 4 loại:

  • Phiên bản Windows  10 Home
  • Phiên bản Windows 10 Pro
  • Phiên bản Windows 10 Education
  • Phiên bản Windows 10 Enterprise

Phiên bản Windows 10 Home



Phiên bản Windows  10 Home là một phiên bản theo mình tìm hiểu là cơ bản nhất, thường được cài sẵn theo máy khi được bán ra. Do là phiên bản thấp nhất, nên Windows 10 Home bao gồm những tính năng cơ bản nhất mà mọi người cần thiết nhất, hạn chế những tính năng hay công cụ chuyên sâu vào hệ thống cũng như những phần mềm bổ sung hỗ trợ cho các ứng dụng chuyên biệt nào đó.

Phiên bản Windows 10 Pro



Windows 10 Pro được xem như bản nâng cao hơn Windows 10 Home. Nó bao gồm hết tất cả các tính năng của Windows 10 Home. Bên cạnh đó, Windows 10 Pro hướng đến người dùng cá nhân với nhiều tính năng cao cấp hơn, hỗ trợ IT quản lý các thiết bị và ứng dụng trong doanh nghiệp nhỏ, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, hỗ trợ từ xa...và cho phép người dùng truy cập vào Windows Update for Business. Đặc biệt là tính Hyper-V giúp bạn chạy máy ảo trực tiếp mà không phải cài đặt hay phần mềm chuyên khác hỗ trợ

Phiên bản Windows 10 Education



Như cái tên Education của mình, Windows 10 Education là một phiên bản hướng tới chủ yếu đối tượng là học sinh sinh viên, những người sử dụng vào việc học tập và giảng dạy là chính. Windows 10 Education hỗ trợ những tính năng sẵn có để phục vụ nhu cầu học tập nhanh chong, tiện lợi. Windows 10 Education hỗ trợ cho mọi ngành học từ học tập bình thường với nhu cầu cơ bản đến những ngành học chuyên về máy tính như công nghệ thông tin, viết phần mềm. Ngoài ra, Windows 10 Education được hỗ trợ bảo mật cao hơn phiên bản Pro và Home, mang lại an tâm khi sử dụng.

Phiên bản Windows 10 Enterprise



Cuối cùng là phiên bản cao cấp nhất mà Windows hỗ trợ. Phiên bản Windows 10 Enterprise chủ yếu được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp, nhưng bạn hoàn toàn có thể cài đặt và sử dụng nó như những phiên bản khác. Sự khác biệt mà Windows 10 Enterprise mang là tính bảo mật cao -  đây là yêu cầu hàng đầu trong các doanh nghiệp cân nhắc khi sử dụng một phiên bản hệ điều hành nào đó cho doanh nghiệp của mình. Windows 10 Enterprise có tất cả các tính năng của những phiên bản khác của Windows 10 và thêm những tính năng chuyên biệt dùng môi trường doanh nghiệp. Windows 10 Enterprise thường dành cho các doanh nghiệp lớn, và chỉ được bán thông qua hình thức Volume License của Microsoft.

Bên cạnh đó, Windows 10 còn những phiên bản hỗ trợ Mobile, IoT. Để có thêm thông tin bạn có thể tìm kiếm thêm ở Google.

So sánh các phiên bản Windows 10 dựa theo tính năng

Bảng so sánh phiên bản Windows 10




Với những chia sẻ mình tìm hiểu được, mình mong bạn sẽ có cái nhìn khái quát các phiên bản khác nhau của Windows 10. Từ đó, chọn được một phiên bản để cài đặt phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn. 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn